Nước là nguồn sống vô cùng quý giá và cũng dễ bị tổn thương. Khi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc khan hiếm, hàng tỷ sinh mệnh trên hành tinh này đều phải đối mặt với những hậu quả rất nghiêm trọng. Thiếu nước sạch và ô nhiễm nguồn nước không chỉ gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng mà còn dẫn đến sự suy thoái môi trường, làm tổn hại nguồn lực tự nhiên, đe doạ an ninh lương thực và thậm chí gây ra những xung đột địa chính trị đáng lo ngại.
Vấn nạn này đã trở thành mối đe doạ toàn cầu, buộc chúng ta phải tìm kiếm những giải pháp cấp bách và bền vững hơn bao giờ hết.
Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc thông tin về tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước hiện nay và giải pháp giúp chúng ta sử dụng nguồn nước sạch.

1. Tình trạng thiếu nước và giải pháp khắc phục
Thiếu nước là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp trên toàn cầu mà hầu như chúng ta đã nghe từ rất lâu. Trong vài tháng đổ lại đây, người dân thuộc khu vực miền Tây Việt Nam đang phải vật lộn với cảnh thiếu nước sinh hoạt, người dân phải canh ngày đêm để chờ những xe bồn chở nước từ thiện. Lý do khiến người dân thiếu khoảng 2.000 m3 nước là do tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
Tìm hiểm thêm tình trạng ngập măn ở miền Tây tại đây

Đánh giá trên phạm vi toàn cầu, thiếu nước tác động nghiêm trọng đến các vấn đề sau:
- Khoảng 1/3 dân số thế giới đang thiếu nước sạch để sử dụng. Tình trạng trầm trọng nhất ở Châu Phi và Tây Nam Á.
- Thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực, an ninh lương thực toàn cầu.
- Gây căng thẳng, xung đột giữa các quốc gia cùng sử dụng nguồn nước chung.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, dẫn đến dịch bệnh lây lan.
- Gây thiệt hại kinh tế, trăng trưởng chậm do nguồn nước khan hiếm.
Vậy lý do khiến chúng ta đối mặt với tình trạng thiếu nước là gì?
- Sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp.
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều khu vực.
- Ô nhiễm và suy thoái nguồn nước ngầm, sông ngòi do hoạt động của con người.
- Phân bố không đồng đều nguồn nước ngọt tự nhiên trên thế giới.
Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp vai trò quan trọng trong việc vượt qua tình trạng thiếu nước thông qua những hành động nhỏ nhưng tác động lớn đến cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

1.1. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt:
- Tắt vòi nước khi không sử dụng (đánh răng, rửa mặt, tắm,…)
- Sử dụng chế độ tiết kiệm nước cho máy giặt, máy rửa bát
- Thu gom nước mưa để tưới cây, dọn dẹp
- Sửa chữa kịp thời các đường ống dò rỉ nước
1.2. Thay đổi thói quen tiêu dùng:
- Ưu tiên mua sản phẩm, dịch vụ tiết kiệm nước
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- Chọn các loại thực phẩm ít tốn nước trong quá trình sản xuất
1.3. Bảo vệ nguồn nước:
- Không xả rác, hoá chất xuống nguồn nước
- Tham gia các hoạt động làm sạch môi trường nước
- Trồng cây xanh giúp giữ nước, phòng chống xói mòn đất
1.4. Tái sử dụng và tái chế nước:
- Sử dụng lại nước tráng rửa để làm việc khác
- Tận dụng nước đã qua sử dụng để tưới cây
1.5. Nâng cao ý thức cộng đồng:
- Chia sử kiến thức, thói quen tiết kiệm nước với gia đình, bạn bè
- Tham gia các chiến dịch nâng cao nhận thức về giá trị của nước
Với sự chung tay của tất cả mọi người trong cộng đồng, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá này một cách hiệu quả.
2. Tình trạng ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Ô nhiễm nước là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp đe doạ môi trường và sức khoẻ. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Bài viết chia sẻ đến bạn 5 lý do chính sau:
- Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã đổ ra môi trường
- Nước thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại
- Rò rỉ dầu, hoá chất từ tàu thuyền, giàn khoan dầu khí
- Xâm nhập nước mặn vào nước ngầm do khai thác quá mức
- Ô nhiễm từ chất thải nhựa, túi ni lông không phân huỷ được
Chính những lý do trên đã dẫn đến các tác động nghiêm trọng như:
- Làm cạn kiệt nguồn nước ngọt vốn đã khan hiếm
- Gây ngộ độc nước, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ con người
- Làm chết sinh vật thuỷ sinh, phá vở hệ sinh thái thuỷ vực
- Gây mất an ninh nguồn nước sạch cho sản xuất nông nghiệp
- Chi phí xử lý nước ô nhiễm rất cao, gây tổn thất kinh tế lớn
Mỗi cá nhân đều có thể đóng vai trò tích cực trong việc đối phó với ô nhiễm nguồn nước bằng những hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Bài viết đưa ra 6 gợi ý mà bạn có thể áp dụng

2.1. Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, hoá chất độc hại
- Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa sinh học an toàn với môi trường
- Tránh dùng chất tẩy độc hại trong nhà như dung môi, thuốc diệt cỏ
- Dùng chất làm sạch lau nhà thân thiện với môi trường
2.2. Xử lý chất thải hữu cơ đúng cách
- Tái chế hoặc xử lý phân huỷ rác thải hữu cơ thay vì xả ra môi trường
- Sử dụng bã đậu nành, trấu để làm phân bón hữu cơ
- Tránh xả dầu mỡ thực phẩm xuống cống rãnh
2.3. Giảm thiểu rác thải nhựa
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- Mang túi giỏ đi chợ để giảm túi ni lông
- Tái chế hoặc tái sử dụng các sản phẩm nhựa
2.4. Tiết kiệm nước để giảm nước thải
- Sửa chữa đường ống, vòi nước dò rỉ
- Tắt nước khi không sử dụng
- Tái sử dụng nước sau khi sinh hoạt để tưới cây
2.5. Tham gia các hoạt động làm sạch môi trường nước
- Dọn dẹp, thu gom rác thải tại các con sông, hồ, kênh, rạch
- Trồng cây xanh bảo vệ nguồn nước
2.6. Nâng cao nhận thức cộng đồng
- Chia sẻ kiến thức về tác hại của ô nhiễm môi nguồn nước
- Vận động mọi người cùng hành động vì môi trường nước sạch
Với nỗ lực và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, chúng ta hoàn toàn có thể chung tay làm giảm thiểu tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước. Hãy cùng hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ tương lai của chính chúng ta và các thế hệ sau!
Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về cách thức nhận biết nước sạch: https://giaonuochainam.com/nuoc-sach-chia-khoa-cho-suc-khoe-cua-ban/